Cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến việc phát hiện các nhân tố điển hình

"Tôi mong các cấp công đoàn phải đặc biệt quan tâm hơn nữa việc phát hiện, giới thiệu các nhân tố điển hình để mọi người nhận rõ được sức sống của Kế hoạch số 130 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam".

Ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - chủ trì buổi toạ đàm. Ảnh: Bảo Hân 

Ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - chủ trì buổi toạ đàm. Ảnh: Bảo Hân

Nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt

Ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh như trên tại buổi toạ đàm trực tuyến giải pháp tổ chức phong trào thi đua “Công nhân viên chức lao động vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19 tại công đoàn cơ sở” diễn ra chiều 10.11. 

Thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phát động thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID - 19” của Thủ tướng Chính phủ, ngày 1.9.2021, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 130/KH-TLĐ tổ chức Phong trào thi đua “Công nhân viên chức lao động nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID– 19” . Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã ban hành Hướng dẫn số 33/HD-TLĐ ngày 12.10.2021 về tiêu chí thi đua và khen thưởng Phong trào thi đua “Công nhân viên chức lao động nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID – 19”. 

Theo đánh giá của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, qua 3 tháng kể từ ngày phát động, đến nay, 100% các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã xây dựng kế hoạch triển khai phong trào. Nhiều công đoàn cơ sở đã chủ động triển khai với cách làm sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại đơn vị, doanh nghiệp và yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch tại địa phương. Nhiều tập thể, cá nhân đã hưởng ứng, thực hiện có hiệu quả các nội dung của phong trào, đạt nhiều thành tích xuất sắc, xứng đáng là những tấm gương để lan tỏa, học tập.

Chia sẻ tại buổi toạ đàm, đại diện Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Dệt Trần Hiệp Thành (Tây Ninh) cho biết, trước dịch COVID-19, giá trị suất ăn là 25.000 đồng/suất. Trong thời gian dịch COVID-19, để tăng cường sức khoẻ của người lao động, từ đề xuất của công đoàn cơ sở, giá trị suất ăn của công nhân đã tăng lên 35%. Công đoàn cơ sở đã chủ động mua sắm các nhu yếu phẩm cho người lao động trong thời gian sản xuất “3 tại chỗ”, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng. Vào ngày cuối tuần, từ đề nghị của công đoàn cơ sở, công ty còn tổ chức bữa ăn có giá trị dinh dưỡng gấp đôi so với ngày thường để người lao động có thêm nguồn dinh dưỡng; tổ chức chương trình xổ số may mắn, tạo thêm động lực cho người lao động. “Công đoàn cơ sở còn đề xuất chi hỗ trợ cho cán bộ, nhân viên tham gia sản xuất "3 tại chỗ" là 150.000 đồng/ngày/người; tổng chi phí hỗ trợ là hơn 5 tỉ đồng” – đại diện công đoàn cơ sở công ty cho hay.  

“Mỗi công đoàn cơ sở là một pháo đài, là mái nhà bình yên”

Chủ trì, lắng nghe chia sẻ tại buổi toạ đàm, ông Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – đánh giá cao những việc làm cụ thể tại các cấp công đoàn, nhất là tại công đoàn cơ sở trong duy trì sản xuất, chăm lo cho người lao động.  

Ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - phát biểu tại buổi toạ đàm. Ảnh: Bảo Hân
​Ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- phát biểu tại buổi toạ đàm. Ảnh: Bảo Hân 

Phó Chủ tịch Thường trực nhấn mạnh, lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: “Mỗi công đoàn cơ sở là một pháo đài, là mái nhà bình yên” không chỉ có ý nghĩa trong phòng chống dịch COVID-19, mà còn có ý nghĩa là pháo đài trong sản xuất, kinh doanh.  

Ông Trần Thanh Hải gợi mở, để “Mỗi công đoàn cơ sở là một pháo đài, là mái nhà bình yên”, Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải thể hiện được vai trò đại diện cho đoàn viên, người lao động. Theo đó, Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng các quy chế trong tình hình dịch bệnh: Quy chế phòng chống dịch bệnh; chế độ chính sách cho người lao động tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của đơn vị; tiêu chuẩn khen thưởng theo Kế hoạch số 130 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để ghi nhận nỗ lực, trí tuệ, tình cảm của người lao động; quy định về tổ chức lao động để người lao động nắm vững và thực hiện tốt…  

Ngoài ra, Ban chấp hành công đoàn cơ sở còn phải tổ chức tốt công tác truyền thông để đoàn viên, người lao động nắm bắt và thực hiện; nắm chắc tình hình thực hiện của đoàn viên, tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đề xuất người sử dụng lao động, công đoàn cấp trên khen thưởng... 

Ông Trần Thanh Hải đề nghị các cấp công đoàn cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến việc phát hiện, giới thiệu các nhân tố điển hình trong thực hiện Kế hoạch 130; đồng thời cũng cần quan tâm đến những người có hoàn cảnh đặc biệt nhưng vẫn vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ. 

 

Trang web: Tổng LĐLĐ ​

Liên kết website

Lượt truy cập