Quy định xử phạt vi phạm bình đẳng giới

​ Các hình thức xử phạt gồm: phạt cảnh cáo, phạt tiền( tối thiểu là 200.000đ, tối đa là 40.000.000đ) và một số hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền xử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện;  buộc khôi phục lại quyền lợi bị xâm hại; người nước ngoài vi phạm có thể bị trục xuất ra khỏi Việt Nam.

Các hành vi vi phạm hành chính về Bình đẳng giới, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trên 8 lĩnh vực mà Luật Bình đẳng giới đă xác định, đó là Bình đẳng giới trong : Chính trị, Kinh tế, Lao động, Giáo dục đào tạo, Khoa học công nghệ, Văn hoá-thông tin-thể dục-thể thao, y tế và trong Gia đình. Một số hành vi vi phạm Bình đẳng giới đang tồn tại phổ biến và dễ nhận thấy trên các hoạt động thường ngày đă được đưa vào xử phạt, như:

áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và nữ với cùng một công việc mà nam, nữ đều có tŕnh độ và khả năng thực hiện như nhau, từ chối tuyển dụng hoặc hạn chế tuyển dụng lao động nam hoặc nữ v́ lư do giới tính, mức phạt từ 5 triệu -10 triệu đồng. Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử nam, nữ dẫn đến chênh lệch tiền lương, tiền công, mức phạt đến 5 triệu đồng. Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ, mức phạt  từ 5-10 triệu đồng. Truyền bá tư tưởng, hủ tục , phong tục tập quán lạc hậu phân biệt đối xử về giới  bị phạt từ 10-20 triệu đồng.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Bình đẳng giới là : Thanh tra viên lao động thương binh xă hội , mức phạt đến 500.000đ; Chánh thanh tra sở lao động thương binh xă hội , mức phạt đến 30 triệu đồng; Chánh thanh tra Bộ LĐTBXH mức phạt đến 40 triệu đồng ; Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp xă, huyện, tỉnh, mức phạt cao nhất với cấp tỉnh là 40 triệu đồng; Các thanh tra viên chuyên ngành khác đang thi hành công vụ nếu phát hiện hành vi vi phạm Bình đẳng giới cũng có quyền xử phạt như thanh tra LĐTBXH./. ​

Liên kết website

Lượt truy cập